Hai vị trí đồng chủ tịch nhóm được ông Trump trao cho Howard Lutnick và Linda McMahon. Bà McMahon phụ trách giám sát chính sách, còn ông Lutnick phụ trách chọn lọc nhân sự, lấp đầy hàng nghìn vị trí còn trống trong chính quyền sắp tới.
"Chúng tôi có rất nhiều ứng viên. Chúng tôi đã sẵn sàng. Tôi cảm thấy rất tuyệt", Lutnick nói với CNN ngày 31/10.
Lutnick cho biết chính quyền nhiệm kỳ hai của ông Trump sẽ rất khác. Đội ngũ chuyển giao quyền lực sẽ không quan tâm đến những người có quan điểm riêng trong công việc hoặc công khai chỉ trích cấp trên. Thay vào đó, họ tập trung tìm kiếm ứng viên "trung thành với các chính sách của tổng thống".
"Không ai trung thành và có năng lực hơn Howard. Đó là lý do cha tôi chọn ông ấy để tập hợp những tài năng xuất chúng phục vụ chính phủ Mỹ", Donald Trump Jr., con trai ông Trump, nói với Politico. "Điều tuyệt vời nhất là có người đáng tin cậy như Howard để chúng tôi tập trung hoàn toàn vào chiến thắng và biết rằng khi đến lúc, mọi thứ đều đã sẵn sàng".
Chiến dịch được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi động (23/11/2024 - 2/2/2025) sẽ khởi đầu vào dịp kỉ niệm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; mục tiêu vận động 2 tỉ đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tết nhân ái, tặng quà và trợ giúp người nghèo, nạn nhân thiên tai, chất độc da cam và người khuyết tật.
Giai đoạn bứt phá (3/2 - 9/3/2025) diễn ra vào dịp kỉ niệm 95 ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với mục tiêu huy động 1,5 tỉ đồng, đây là giai đoạn cao điểm của chiến dịch với các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 10.000 người nghèo, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hiến máu nhân đạo và hiến mô tạng.
Giai đoạn về đích (10/3 - 28/4/2025) đánh dấu kỉ niệm ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3) - nơi mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4) và kết thúc vào ngày 28/4/2025, hướng đến thời khắc lịch sử 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn tổng kết và phát động các hoạt động hỗ trợ dinh dưỡng cho 5.000 trẻ em nghèo và khuyết tật với mục tiêu huy động 1,5 tỉ đồng.
Người tham gia có thể chạy bộ, đi bộ tự do ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời gian nào, chủ động ghi lại kết quả quãng đường trên các thiết bị di động (smartphone, smartwatch...) với mục đích tích lũy số km càng nhiều càng tốt. Hãy cùng nhau tham gia và góp sức xây dựng một cộng đồng nhân ái, sẻ chia yêu thương để hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Theo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau, chiến dịch không chỉ là một hành động thể thao, mà còn là dịp để mỗi cá nhân, tổ chức kể lại câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc và lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu nước, hòa bình trong cộng đồng.
Các cá nhân tham gia có thể chia sẻ hình ảnh và suy nghĩ của mình về chiến dịch qua các mạng xã hội.
Đình Sơn
" alt=""/>Cà Mau triển khai chiến dịch ‘Triệu bước chân nhân áiVợ chồng anh chị cưới nhau được hơn 5 năm nhưng vẫn sống cảnh thuê nhà. Chị quê ở Hà Nam, anh ở ngoại thành Hà Nội. Ngày cưới chị, họ hàng, làng xóm ở quê bàn ra tán vào: "Số nó thế mà may, lấy được giai Hà Nội, ít ra không phải lo cái chỗ chui ra chui vào". Chị chỉ cười. Cưới nhau về, anh chị tiếp tục cảnh nhà thuê như thời còn độc thân, chỉ khác là chuyển từ phòng trọ 15m2 lên 25m2 cho rộng rãi.
Năm đầu tiên sau khi cưới, anh chị chưa có con nên với mức lương "bình bình", hai vợ chồng vẫn đủng đỉnh chi tiêu mà không phải lo toan gì. Mọi chuyện chỉ bắt đầu "quá tải" từ khi bé Nấm chào đời. Mỗi tháng, tiền bỉm, tiền sữa, tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt cho 4 người (anh chị đón bà ngoại ở quê lên trông con giúp)... cứ thay nhau "móc ví" hai vợ chồng. Nhiều tháng lương vừa lĩnh về mà đã tiêu gần hết.
Chị bắt đầu quay cuồng với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Chị chuyển hết công ty nọ đến chỗ làm kia những mong sẽ có thu nhập khá hơn. Nhưng sau năm lần bảy lượt thì đồng lương chị kiếm được mỗi tháng cũng không vượt quá con số 10 triệu. Anh cũng thay đổi chỗ làm một vài lần, có giai đoạn còn nghỉ làm đi buôn bán cùng một người bạn song thu nhập vẫn chẳng được cải thiện. Con càng lớn, tiền tiêu càng nhiều, chị lại càng cáu gắt, cằn nhằn, bóng gió xa xôi chuyện chồng người ta giỏi giang, vợ con được nhờ, năm nào cũng đi du lịch... nhà mình thì tiêu pha phải so đo, dè xẻn từng đồng. Có lúc, anh thở dài quay đi, có lúc anh cáu "vặc" lại: "Em thôi cái kiểu ảo tưởng đi. Có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, đầy nhà còn khổ đến đâu kia kìa, tiêu pha vừa phải thôi". Chị im lặng, cứ thế, ngày này qua tháng khác, nỗi lo tiền nong tỉ lệ thuận với nỗi chán chồng.
Một dạo, anh thấy chị vui vẻ hơn hẳn, hàng tuần không ca thán chồng một câu, cũng không than vãn chuyện tiền nong nữa. Anh chưa kịp lĩnh lương, chị cũng không hỏi han gì. Anh thấy lạ, hỏi chị: "Dạo này em không bắt anh 'nộp thuế' à?". Chị cười: "Không nộp lấy gì mà ăn?", "Tháng này anh lĩnh lương muộn đến nửa tháng mà sao không thấy em hỏi?", chị trù trừ một lát rồi trả lời qua quýt: "Em mới kiếm thêm được đồng ra đồng vào", "Ở đâu?", "Thì làm thêm chứ ở đâu?", "Làm thêm cái gì", "Anh hỏi làm gì kĩ thế, anh biết sao được việc của em...", "Vợ chồng mà cũng phải giấu sao?", "Có công ty bé tí, không có kế toán, đứa bạn giới thiệu em làm thêm", "Làm thêm mà ở nhà không phải làm à?", "Em tranh thủ làm ở công ty là xong..."...
Anh chẳng mảy may nghi ngờ vợ, dù không chỉ món ăn trong nhà được cải thiện, đồ dùng được thay mới, dù vợ vui vẻ, ăn diện khác hẳn trước. Đơn giản bởi anh luôn tin vợ, và có nhiều thứ thay đổi, anh cũng không hề biết.
![]() |
Chị không dừng lại phía đầu đường mà tiếp tục đi bộ, phải đến 500m, chị mới rẽ vào một ngõ nhỏ, nơi ngay đầu ngõ đã có một chiếc 4 bánh đỗ chờ sẵn. (Ảnh minh họa). |
Mãi đến một hôm xe chị hỏng, anh ngồi chờ chị trang điểm gần nửa tiếng đồng hồ để đèo chị đến công ty, anh cáu: "Vẽ vời, chồng con rồi mà còn phấn với son rõ lâu". Tự nhiên, trong đầu anh gợn lên một suy nghĩ: "Quái lạ, trước kia vợ mình có biết đến phấn son đâu nhỉ". Tối ấy về, anh để ý kĩ hơn tủ quần áo của cả nhà, chật ních là những váy vóc của chị. Rồi cả nước hoa, túi xách cũng chiếm nguyên mộc góc. Anh quay ra hỏi chị: "Dạo này em làm thêm nhiều à?", "Không, vẫn thế", "Lắm tiền mà đầu tư váy áo nhỉ?", "Thì làm lâu, lại tin tưởng nên công ty ấy nó cũng cho tí bổng lộc"...
Cả tháng sau, thỉnh thoảng anh lại gặng hỏi về việc làm thêm của chị, chị toàn lấp liếm rồi trả lời qua loa. Anh mở mail cá nhân của chị, cũng không thấy bất cứ email nào liên quan đến công việc làm thêm đó. Anh đinh ninh nhất định chị đang giấu giếm anh chuyện gì, điều anh sợ nhất là chị bị lợi dụng làm ăn phi pháp gì đó. Đúng lúc đang vẩn vơ suy nghĩ thì điện thoại chị báo có tin nhắn, chị lại đang đi đổ rác. Anh tò mò, mở ra, là tin nhắn của một số điện thoại không lưu tên trong danh bạ: "Thứ 3 bay rồi, mai nhé!". Vỏn vẹn có từng ấy chữ mà lòng anh như lửa đốt...
Linh tính điều gì đó khiến anh vô cùng sốt ruột. Sáng hôm sau, anh xin nghỉ làm, đến ngồi cả sáng ở quán cà phê gần cổng công ty chị. Mắt anh cứ nhìn trân trân vào phía trong cổng. Một tiếng, hai tiếng, rồi cả 4 tiếng trôi qua, hơn 12 giờ, anh thấy chị tất tả xách túi và đi bộ thẳng ra phía ngoài đường. Anh vừa đứng dậy lấy xe bám theo, vừa không rời mắt khỏi chị. Chị không dừng lại phía đầu đường mà tiếp tục đi bộ, phải đến 500m, chị mới rẽ vào một ngõ nhỏ, nơi ngay đầu ngõ đã có một chiếc 4 bánh đỗ chờ sẵn... Cuộc bám đuôi của anh dừng lại ở một khách sạn sang trọng. Không kiềm chế thêm được nữa, ngay khi chị bước chân ra khỏi ô tô trong tầng hầm khách sạn, anh đã lao đến thẳng tay tát chị: "Cô đi làm thêm đấy à, vất vả quá nhỉ, làm xuyên cả trưa?". Trong cơn giận dữ tưởng như quên hết trời đất, anh vẫn thấy chiếc xe chị vừa bước ra lao vun vút lên phía cửa ra của tầng hầm...
Ngay lúc ấy, chị về nhà với khuôn mặt sưng vù. Anh đi đến nửa đêm mới về, người nồng nặc mùi rượu. Vừa thấy bóng anh, chị đã cầu xin anh tha thứ. Chị "thành khẩn" khai hết đầu đuôi mọi chuyện, rằng chị đi làm thêm thật, song rồi bị chính tay giám đốc công ty ấy "gạ gẫm", và hắn "tình nguyện" chu cấp cho chị số tiền "làm thêm" hơn hẳn mức lương chính của chị. Nhiều lần chị muốn "chấm dứt" nhưng hắn không cho, "ép" chị phải "làm thêm" tiếp... Nghe chị vừa thú nhận vừa khóc, anh im lặng không nói một lời. Mãi đến khi chị dừng lại, anh mới ngước ánh mắt đỏ ngầu lên, nói đứt quãng: "Thế là tại hắn ta hết à? Sao cô hiền đột biến vậy nhỉ? Một là vợ thằng này, hai là vợ thằng khác, cô chọn rồi đấy, còn dài dòng làm gì...". Ngay trong đêm, anh thu xếp vài bộ quần áo rồi bỏ đi, mặc chị ra sức níu kéo, cầu xin. Cuộc hôn nhân của hai người nhùng nhằng thêm gần 3 tháng sau thì được tòa chính thức giải quyết ly hôn. Lần cuối cùng chạm mặt nhau, chị nói lời xin lỗi anh, anh đáp lại: "Tôi không giàu, không giỏi, đấy là lỗi của tôi. Nhưng với thằng đàn ông, được vợ 'bao' bằng kiểu 'làm thêm' ấy thì không nỗi nhục nào bằng...".
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Bẽ bàng phát hiện 'nghề' làm thêm của vợ